Cách đây mấy ngày, chúng tôi đã cho phổ biến Phần I cuộc phỏng vấn của Zenit với vị Tổng Thư Ký của Hội Đồng Giám Mục Chile, nay xin tiếp tục phổ biến Phần II của cuộc phỏng vấn này do Zenit vừa công bố.
Trong phần này, ngài nhấn mạnh đến “vai trò” của Tên Ác, tức ma qủy. “Từ vọng nhìn đức tin, ta thấy ở đây có hành động của Tên Ác”. Ngài có ý nhắc lại lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong buổi kết thúc Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội: “Chính Satan đang hoành hành chống lại người yếu đuối nhất. Chúng ta không thể làm ngơ việc đó, nó là đức tin ta, cho dù có cả hàng loạt các trung gian nhân bản. Điều này không nhằm tránh né hay gỡ bỏ trách nhiệm đối với tội ác do những con người cụ thể vi phạm”.
Xin mời độc giả đọc tiếp cuộc phỏng vấn:
ZENIT: Đức Cha đã sinh hoạt ra sao trong Hội Nghị ?
Đức cha Ramos: Tôi xin nói nó rất mạnh mẽ, rất quan trọng và rất thú vị.
Rất mạnh mẽ vì ban tổ chức rất thích đáng khi dành phòng hội nghị cho các chứng từ của các nạn nhân. Nhờ vậy, ngay từ đầu, chúng tôi đã có chứng từ của năm nạn nhân nhưng sau đó, vào lúc cầu nguyện buổi chiều hôm thứ Năm, sau đó hôm thứ Sáu và trong phụng vụ sám hối, được nghe nhiều hơn nữa. Mỗi chứng từ đều gây choáng váng, nhưng một chứng từ rất đặc biệt, một chứng từ khiến tôi choáng ngợp nhất, và tôi tin mọi người cũng choáng ngợp, đó là chứng từ của một mệnh phụ. Bà đọc nó với một giọng nói đứt quãng, nhưng đơn giản và khiêm nhường, đâm thấu tâm hồn chúng tôi. Chúng tôi tất cả đều rất, rất có ấn tượng.
Đó là lý do tại sao nó rất mạnh mẽ. Chúng tôi đã có thể ở cùng một làn sóng, rất tôn trọng nỗi đau của từng nạn nhân và, trong một hội nghị lớn như vậy, nhận ra sự tàn phá tàn khốc mà lạm dụng tình dục gây ra ở người ta, sẽ ở lại với họ suốt phần còn lại của cuộc đời họ.
Thú vị, bởi vì tôi tin rằng chúng tôi đã đề cập đến nhiều chủ đề; Quả đúng là có một hội nghị và sau đó làm việc theo nhóm. Và trong các nhóm làm việc, các câu hỏi, gợi ý, đề xuất nổ bùng. Đây là loại công việc rất phong phú.
Nó rất quan trọng vì điều này sẽ giúp chúng ta tiến thêm một bước. Những thay đổi này không xảy ra trong vài ngày; vì Giáo hội là phổ quát, có nhiều định chế, nhiều người, đến nỗi để có thể vươn tay ra với mọi người với cùng một sự thâm hậu như nhau... đòi phải có thời gian cũng như việc thực hiện mọi việc; tuy nhiên, tôi nghĩ rằng điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng.
ZENIT: Cơ cấu nào được tuân theo trong các nhóm làm việc và những gì đã được thực hiện một cách cụ thể?
Đức cha Ramos: Vào buổi sáng, có hai bài trình bầy và sau đó một giờ làm việc nhóm; một bài trình bầy khác vào buổi chiều và một giờ làm việc nhóm khác, và sau đó là việc làm trong ngày. Vào buổi chiều cũng có việc trình bầy trong 4 phút, mỗi nhóm phải nộp bài trình bầy của mình. Công việc nhóm được chia thành các nhóm ngôn ngữ, có hai nhóm nói tiếng Tây Ban Nha và trong nhóm của tôi, chúng tôi có 15-18 người tham gia. Có vẻ hơi ngắn vì một giờ được phân phối nhưng có nhiều người tham gia và về cơ bản, có những gợi ý xuất phát từ 21 Điểm suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng, cũng như các bài tham luận. Nhiều tham chiếu và đánh giá đã được đưa ra nhưng cũng có nhiều câu hỏi hoặc gợi ý cần được trả lời.
Có nhiều dị biệt trong việc nhận thức các vấn đề, cách giải quyết chúng.. . Rồi, còn có cuộc đàm luận, phần lớn được đề nghị và sau đó các kết luận và câu hỏi được đệ nạp, cũng như các gợi ý trình cho Ủy ban. Do đó, Ủy ban sẽ phải cố gắng tổng hợp nó.
ZENIT: Vademecum nghĩa là gì?
Đức cha Ramos: Ý tưởng này nảy sinh trong cuộc họp ngắn cuối cùng, đề nghị rằng một vademecum sẽ được trao vào tay các Giám mục. Điều này đã được đón nhận rất tốt vì một bước nhảy vọt đã được thực hiện. Một trong những điều tích cực hơn của Hội Nghị này là nó cho phép chúng tôi cố gắng nói một ngôn ngữ chung, một phong cách chung.. .
Vademecum sẽ là một hướng dẫn gồm có các định hướng về cách các Giám mục phải hành động khi đối diện với những vấn đề này. Chúng tôi không biết rõ nó sẽ có phạm vi nào hoặc độ chính xác nào, nhưng, rõ ràng, có lời yêu cầu của các Giám mục rằng chúng tôi nên được cung cấp các đường hướng rõ ràng hơn để có thể giải quyết các vấn đề.
ZENIT: Đâu là qui thức mà một linh mục phải tuân theo khi biết về một trường hợp lạm dụng tình dục?
Đức cha Ramos: Điều ngài phải làm - đối với một nạn nhân đang cho thấy một tình huống có thể là lạm dụng - là tố cáo nó với các cơ chế chuyên biệt mà Giáo hội có trong mọi giáo phận và trong mọi Cộng đồng tu trì. Mặt khác, người ta được mời trình bày lời khiếu nại với Văn phòng Công tố viên liên hệ, trong Thừa tác vụ công cộng hoặc trong Cảnh sát, để công lý hiện diện và những tình huống này được điều tra.
Một khi khiếu nại đã được đưa ra trong Giáo hội, một qui thức được tuân theo trong đó thẩm quyền liên hệ phải được thông tri về việc đã nhận được khiếu nại, và nếu có một chút sự thật trong đó, thì phải tiến hành một cuộc điều tra, đó là, phải có người điều tra nạn nhân, phải nhắc đến người khiếu nại, bị cáo.. . và khi đã kết thúc cuộc điều tra, người điều tra phải trả lời câu hỏi về tính hợp lý của lời cáo buộc. Nếu nó đáng tin cậy và ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên, thì tất nhiên nó phải được gửi đến đây, đến Bộ Giáo lý Đức tin, vốn là tòa án có năng quyền để quyết định các loại vấn đề này.
ZENIT: Sau tất cả những gì đã xảy ra ở Chile, các Giám mục đã cải thiện điều gì để ngăn chặn các vụ lạm dụng trong Giáo hội?
Đức cha Ramos: Đúng vậy, trong nhóm làm việc, tôi đã được hỏi một vài điều về Chile. Chúng tôi không ngụy tạo, chúng tôi cũng không có điều kiện để dạy bất cứ ai, nhưng vâng, chúng tôi có thể nói cho họ biết kinh nghiệm của chúng tôi là gì, chúng tôi không được chuẩn bị để giải quyết một điều lớn lao như thế này và do đó, qúy vị hãy tự chuẩn bị để có thể giải quyết nó, bởi vì dù sao nó cũng sẽ xảy ra với chính qúy vị. Họ hỏi tôi một số đề nghị.
Một cách cụ thể, một đề nghị là từ năm 2011, Hội đồng Giám mục đã có Ủy ban Quốc gia Phòng ngừa các Lạm dụng, trong đó các giáo dân nam và nữ tham gia đóng góp rất nhiều. Và Ủy ban đó đã chuẩn bị nhiều yếu tố giúp các giáo phận. Ngăn ngừa là một chương rất lớn và quan trọng. Tuy nhiên, các vấn đề chúng tôi gặp phải ở Chile, chúng tôi đã đưa ra “những bước nhỏ từ từ như kiến” để ngăn ngừa các vụ lạm dụng và Ủy ban này đã triển khai chi tiết một chương trình đào tạo trong bốn mô hình. Hiện nay, có 25.000 tác nhân mục vụ được đào tạo. Chúng tôi cố gắng huấn luyện toàn bộ hàng linh mục, mọi linh mục, mọi phó tế vĩnh viễn, và chúng tôi muốn vươn tới các tác nhân mục vụ giáo dân - tôi không thể xác định liệu chúng tôi có đạt được điều này trong tính toàn bộ của hay không -.
Đó là một nỗ lực rất lớn. Tôi không nghĩ nó đã được thực hiện ở bất cứ giáo phận nào khác trên thế giới và điều đó đã xảy ra nhờ có một Ủy ban Quốc gia. Bây giờ chúng tôi đã dành cho Ủy ban Quốc gia nhiều quyền hạn hơn để nó có thể tập trung hóa thông tin ở bình diện quốc gia. Chúng tôi rất khó có được thông tin mọi loại. Nhờ vậy, chúng tôi đã có thể tham gia vào lãnh vực đó và nhận xét về nó.
Còn có những hướng dẫn năm 2015. Và một chủ đề quan trọng khác là, năm ngoái, do kết quả chuyến viếng thăm của Đức Tổng Giám Mục Scicluna, Ủy ban này - hoặc một phần của Ủy ban này - đã được đổi thành Ủy ban Lắng nghe; kinh nghiệm này cũng là điều tốt. Nhờ vậy, tôi nghĩ chúng tôi có thể hợp tác nhiều, để đóng góp, từ kinh nghiệm của chúng tôi, để giúp ngăn ngừa và tôi tin rằng, cũng để có được kinh nghiệm về cách thực hiện các cuộc điều tra trước đây, làm thế nào để trả lời về mặt pháp lý khi bị buộc tội lạm dụng.
Chúng tôi vẫn phải học hỏi thêm về việc chăm sóc, lắng nghe và đồng hành với các nạn nhân.. . Điều đó luôn khó khăn, bởi vì nó tùy thuộc vào từng trường hợp một và chúng tôi biết rằng có nhiều nạn nhân ở Chile nghĩ rằng là Giáo hội, chúng tôi đã không sống theo những gì “được mong đợi nơi chúng tôi”; chúng tôi đã không đáp ứng.. . Có giận dữ, ngã lòng. Điều đó rõ ràng đáp ứng các thực tại như chúng hiện là.
ZENIT: Về thiêng liêng, đây cũng là một Hội Nghị rất quan trọng đối với những người tham gia. Hôm thứ Bảy, ngày 23 tháng 2, đã có một khoảnh khắc quan trọng: phụng vụ sám hối; Sự thú nhận lỗi lầm, sự ăn năn, sự xét lương tâm. Đức cha đã sống khoảnh khắc đó ra sao?
Đức cha Ramos: Mỗi ngày, lúc bắt đầu, chúng tôi có thời gian cầu nguyện; chúng tôi là những người tin và tầm quan trọng của việc cầu khẩn Chúa Thánh Thần xuống trên Giáo Hội của Thiên Chúa giữa Hội Nghị này, cũng khuyến khích chúng tôi tạo sự hiệp thông giữa chúng tôi và trong cuộc đối thoại với Chúa, để xin Người cho biết chúng tôi phải làm gì; chúng tôi chưa làm tốt những gì. Và một yếu tố nữa, mà Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh hôm nay trong bài nói chuyện sau Thánh lễ, đó là - từ cái hiểu của một tín hữu -, ở nền của mọi vấn đề này, những vấn đề gây ra rất nhiều tác hại ở nơi các trẻ vị thành niên, chính là Tên Ác. Chính Satan đang hoành hành chống lại người yếu đuối nhất. Chúng ta không thể làm ngơ việc đó, nó là đức tin của chúng ta, cho dù có cả hàng loạt các trung gian nhân bản. Điều này không nhằm tránh né hay gỡ bỏ trách nhiệm đối với tội ác do những con người cụ thể vi phạm. Từ vọng nhìn đức tin, chúng ta thấy ở đây có hành động của Tên Ác, và không có nghi ngờ gì về điều này cả.
ZENIT: Hôm thứ Bảy, một thanh niên từ Chile, vốn là một nạn nhân của lạm dụng tình dục, đã chia sẻ chứng từ của mình và sau đó anh ta đã gặp Đức Giáo Hoàng.
Đức cha Ramos: Tôi không biết người đó. Sau mới được biết anh là người Chile. Tôi thậm chí còn không nhận ra giọng nói của anh ấy vì anh ấy sống ở Đức. Ông có biết điều gì làm tôi có ấn tượng nhất không? Chứng từ của anh ta, rất mạnh mẽ, phải không? Tuy nhiên, anh ta đã kết thúc bằng một thiên phú âm nhạc. Nghĩa là, như thể nói rằng, bất chấp tất cả những gì tôi đã sống nhằm hủy hoại cuộc sống của mình, tôi đã có thể tặng một món quà tuyệt đẹp. Một dấu hiệu hy vọng qua một bản violin của Bach, một món quà tuyệt vời. Một người từng sống điều đó đã nói lên niềm hy vọng to lớn này: không bao giờ nên áp đặt cái ác cũng như không thể áp đặt cái ác được.
Trong phần này, ngài nhấn mạnh đến “vai trò” của Tên Ác, tức ma qủy. “Từ vọng nhìn đức tin, ta thấy ở đây có hành động của Tên Ác”. Ngài có ý nhắc lại lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong buổi kết thúc Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội: “Chính Satan đang hoành hành chống lại người yếu đuối nhất. Chúng ta không thể làm ngơ việc đó, nó là đức tin ta, cho dù có cả hàng loạt các trung gian nhân bản. Điều này không nhằm tránh né hay gỡ bỏ trách nhiệm đối với tội ác do những con người cụ thể vi phạm”.
Xin mời độc giả đọc tiếp cuộc phỏng vấn:
ZENIT: Đức Cha đã sinh hoạt ra sao trong Hội Nghị ?
Đức cha Ramos: Tôi xin nói nó rất mạnh mẽ, rất quan trọng và rất thú vị.
Rất mạnh mẽ vì ban tổ chức rất thích đáng khi dành phòng hội nghị cho các chứng từ của các nạn nhân. Nhờ vậy, ngay từ đầu, chúng tôi đã có chứng từ của năm nạn nhân nhưng sau đó, vào lúc cầu nguyện buổi chiều hôm thứ Năm, sau đó hôm thứ Sáu và trong phụng vụ sám hối, được nghe nhiều hơn nữa. Mỗi chứng từ đều gây choáng váng, nhưng một chứng từ rất đặc biệt, một chứng từ khiến tôi choáng ngợp nhất, và tôi tin mọi người cũng choáng ngợp, đó là chứng từ của một mệnh phụ. Bà đọc nó với một giọng nói đứt quãng, nhưng đơn giản và khiêm nhường, đâm thấu tâm hồn chúng tôi. Chúng tôi tất cả đều rất, rất có ấn tượng.
Đó là lý do tại sao nó rất mạnh mẽ. Chúng tôi đã có thể ở cùng một làn sóng, rất tôn trọng nỗi đau của từng nạn nhân và, trong một hội nghị lớn như vậy, nhận ra sự tàn phá tàn khốc mà lạm dụng tình dục gây ra ở người ta, sẽ ở lại với họ suốt phần còn lại của cuộc đời họ.
Thú vị, bởi vì tôi tin rằng chúng tôi đã đề cập đến nhiều chủ đề; Quả đúng là có một hội nghị và sau đó làm việc theo nhóm. Và trong các nhóm làm việc, các câu hỏi, gợi ý, đề xuất nổ bùng. Đây là loại công việc rất phong phú.
Nó rất quan trọng vì điều này sẽ giúp chúng ta tiến thêm một bước. Những thay đổi này không xảy ra trong vài ngày; vì Giáo hội là phổ quát, có nhiều định chế, nhiều người, đến nỗi để có thể vươn tay ra với mọi người với cùng một sự thâm hậu như nhau... đòi phải có thời gian cũng như việc thực hiện mọi việc; tuy nhiên, tôi nghĩ rằng điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng.
ZENIT: Cơ cấu nào được tuân theo trong các nhóm làm việc và những gì đã được thực hiện một cách cụ thể?
Đức cha Ramos: Vào buổi sáng, có hai bài trình bầy và sau đó một giờ làm việc nhóm; một bài trình bầy khác vào buổi chiều và một giờ làm việc nhóm khác, và sau đó là việc làm trong ngày. Vào buổi chiều cũng có việc trình bầy trong 4 phút, mỗi nhóm phải nộp bài trình bầy của mình. Công việc nhóm được chia thành các nhóm ngôn ngữ, có hai nhóm nói tiếng Tây Ban Nha và trong nhóm của tôi, chúng tôi có 15-18 người tham gia. Có vẻ hơi ngắn vì một giờ được phân phối nhưng có nhiều người tham gia và về cơ bản, có những gợi ý xuất phát từ 21 Điểm suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng, cũng như các bài tham luận. Nhiều tham chiếu và đánh giá đã được đưa ra nhưng cũng có nhiều câu hỏi hoặc gợi ý cần được trả lời.
Có nhiều dị biệt trong việc nhận thức các vấn đề, cách giải quyết chúng.. . Rồi, còn có cuộc đàm luận, phần lớn được đề nghị và sau đó các kết luận và câu hỏi được đệ nạp, cũng như các gợi ý trình cho Ủy ban. Do đó, Ủy ban sẽ phải cố gắng tổng hợp nó.
ZENIT: Vademecum nghĩa là gì?
Đức cha Ramos: Ý tưởng này nảy sinh trong cuộc họp ngắn cuối cùng, đề nghị rằng một vademecum sẽ được trao vào tay các Giám mục. Điều này đã được đón nhận rất tốt vì một bước nhảy vọt đã được thực hiện. Một trong những điều tích cực hơn của Hội Nghị này là nó cho phép chúng tôi cố gắng nói một ngôn ngữ chung, một phong cách chung.. .
Vademecum sẽ là một hướng dẫn gồm có các định hướng về cách các Giám mục phải hành động khi đối diện với những vấn đề này. Chúng tôi không biết rõ nó sẽ có phạm vi nào hoặc độ chính xác nào, nhưng, rõ ràng, có lời yêu cầu của các Giám mục rằng chúng tôi nên được cung cấp các đường hướng rõ ràng hơn để có thể giải quyết các vấn đề.
ZENIT: Đâu là qui thức mà một linh mục phải tuân theo khi biết về một trường hợp lạm dụng tình dục?
Đức cha Ramos: Điều ngài phải làm - đối với một nạn nhân đang cho thấy một tình huống có thể là lạm dụng - là tố cáo nó với các cơ chế chuyên biệt mà Giáo hội có trong mọi giáo phận và trong mọi Cộng đồng tu trì. Mặt khác, người ta được mời trình bày lời khiếu nại với Văn phòng Công tố viên liên hệ, trong Thừa tác vụ công cộng hoặc trong Cảnh sát, để công lý hiện diện và những tình huống này được điều tra.
Một khi khiếu nại đã được đưa ra trong Giáo hội, một qui thức được tuân theo trong đó thẩm quyền liên hệ phải được thông tri về việc đã nhận được khiếu nại, và nếu có một chút sự thật trong đó, thì phải tiến hành một cuộc điều tra, đó là, phải có người điều tra nạn nhân, phải nhắc đến người khiếu nại, bị cáo.. . và khi đã kết thúc cuộc điều tra, người điều tra phải trả lời câu hỏi về tính hợp lý của lời cáo buộc. Nếu nó đáng tin cậy và ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên, thì tất nhiên nó phải được gửi đến đây, đến Bộ Giáo lý Đức tin, vốn là tòa án có năng quyền để quyết định các loại vấn đề này.
ZENIT: Sau tất cả những gì đã xảy ra ở Chile, các Giám mục đã cải thiện điều gì để ngăn chặn các vụ lạm dụng trong Giáo hội?
Đức cha Ramos: Đúng vậy, trong nhóm làm việc, tôi đã được hỏi một vài điều về Chile. Chúng tôi không ngụy tạo, chúng tôi cũng không có điều kiện để dạy bất cứ ai, nhưng vâng, chúng tôi có thể nói cho họ biết kinh nghiệm của chúng tôi là gì, chúng tôi không được chuẩn bị để giải quyết một điều lớn lao như thế này và do đó, qúy vị hãy tự chuẩn bị để có thể giải quyết nó, bởi vì dù sao nó cũng sẽ xảy ra với chính qúy vị. Họ hỏi tôi một số đề nghị.
Một cách cụ thể, một đề nghị là từ năm 2011, Hội đồng Giám mục đã có Ủy ban Quốc gia Phòng ngừa các Lạm dụng, trong đó các giáo dân nam và nữ tham gia đóng góp rất nhiều. Và Ủy ban đó đã chuẩn bị nhiều yếu tố giúp các giáo phận. Ngăn ngừa là một chương rất lớn và quan trọng. Tuy nhiên, các vấn đề chúng tôi gặp phải ở Chile, chúng tôi đã đưa ra “những bước nhỏ từ từ như kiến” để ngăn ngừa các vụ lạm dụng và Ủy ban này đã triển khai chi tiết một chương trình đào tạo trong bốn mô hình. Hiện nay, có 25.000 tác nhân mục vụ được đào tạo. Chúng tôi cố gắng huấn luyện toàn bộ hàng linh mục, mọi linh mục, mọi phó tế vĩnh viễn, và chúng tôi muốn vươn tới các tác nhân mục vụ giáo dân - tôi không thể xác định liệu chúng tôi có đạt được điều này trong tính toàn bộ của hay không -.
Đó là một nỗ lực rất lớn. Tôi không nghĩ nó đã được thực hiện ở bất cứ giáo phận nào khác trên thế giới và điều đó đã xảy ra nhờ có một Ủy ban Quốc gia. Bây giờ chúng tôi đã dành cho Ủy ban Quốc gia nhiều quyền hạn hơn để nó có thể tập trung hóa thông tin ở bình diện quốc gia. Chúng tôi rất khó có được thông tin mọi loại. Nhờ vậy, chúng tôi đã có thể tham gia vào lãnh vực đó và nhận xét về nó.
Còn có những hướng dẫn năm 2015. Và một chủ đề quan trọng khác là, năm ngoái, do kết quả chuyến viếng thăm của Đức Tổng Giám Mục Scicluna, Ủy ban này - hoặc một phần của Ủy ban này - đã được đổi thành Ủy ban Lắng nghe; kinh nghiệm này cũng là điều tốt. Nhờ vậy, tôi nghĩ chúng tôi có thể hợp tác nhiều, để đóng góp, từ kinh nghiệm của chúng tôi, để giúp ngăn ngừa và tôi tin rằng, cũng để có được kinh nghiệm về cách thực hiện các cuộc điều tra trước đây, làm thế nào để trả lời về mặt pháp lý khi bị buộc tội lạm dụng.
Chúng tôi vẫn phải học hỏi thêm về việc chăm sóc, lắng nghe và đồng hành với các nạn nhân.. . Điều đó luôn khó khăn, bởi vì nó tùy thuộc vào từng trường hợp một và chúng tôi biết rằng có nhiều nạn nhân ở Chile nghĩ rằng là Giáo hội, chúng tôi đã không sống theo những gì “được mong đợi nơi chúng tôi”; chúng tôi đã không đáp ứng.. . Có giận dữ, ngã lòng. Điều đó rõ ràng đáp ứng các thực tại như chúng hiện là.
ZENIT: Về thiêng liêng, đây cũng là một Hội Nghị rất quan trọng đối với những người tham gia. Hôm thứ Bảy, ngày 23 tháng 2, đã có một khoảnh khắc quan trọng: phụng vụ sám hối; Sự thú nhận lỗi lầm, sự ăn năn, sự xét lương tâm. Đức cha đã sống khoảnh khắc đó ra sao?
Đức cha Ramos: Mỗi ngày, lúc bắt đầu, chúng tôi có thời gian cầu nguyện; chúng tôi là những người tin và tầm quan trọng của việc cầu khẩn Chúa Thánh Thần xuống trên Giáo Hội của Thiên Chúa giữa Hội Nghị này, cũng khuyến khích chúng tôi tạo sự hiệp thông giữa chúng tôi và trong cuộc đối thoại với Chúa, để xin Người cho biết chúng tôi phải làm gì; chúng tôi chưa làm tốt những gì. Và một yếu tố nữa, mà Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh hôm nay trong bài nói chuyện sau Thánh lễ, đó là - từ cái hiểu của một tín hữu -, ở nền của mọi vấn đề này, những vấn đề gây ra rất nhiều tác hại ở nơi các trẻ vị thành niên, chính là Tên Ác. Chính Satan đang hoành hành chống lại người yếu đuối nhất. Chúng ta không thể làm ngơ việc đó, nó là đức tin của chúng ta, cho dù có cả hàng loạt các trung gian nhân bản. Điều này không nhằm tránh né hay gỡ bỏ trách nhiệm đối với tội ác do những con người cụ thể vi phạm. Từ vọng nhìn đức tin, chúng ta thấy ở đây có hành động của Tên Ác, và không có nghi ngờ gì về điều này cả.
ZENIT: Hôm thứ Bảy, một thanh niên từ Chile, vốn là một nạn nhân của lạm dụng tình dục, đã chia sẻ chứng từ của mình và sau đó anh ta đã gặp Đức Giáo Hoàng.
Đức cha Ramos: Tôi không biết người đó. Sau mới được biết anh là người Chile. Tôi thậm chí còn không nhận ra giọng nói của anh ấy vì anh ấy sống ở Đức. Ông có biết điều gì làm tôi có ấn tượng nhất không? Chứng từ của anh ta, rất mạnh mẽ, phải không? Tuy nhiên, anh ta đã kết thúc bằng một thiên phú âm nhạc. Nghĩa là, như thể nói rằng, bất chấp tất cả những gì tôi đã sống nhằm hủy hoại cuộc sống của mình, tôi đã có thể tặng một món quà tuyệt đẹp. Một dấu hiệu hy vọng qua một bản violin của Bach, một món quà tuyệt vời. Một người từng sống điều đó đã nói lên niềm hy vọng to lớn này: không bao giờ nên áp đặt cái ác cũng như không thể áp đặt cái ác được.